00:58:02 Nhật Nguyệt quyền trượng - Món vũ khí mang tính hù là chính | |
Sau Kusarigama, món vũ khí tiếp theo bị lên sóng "bóc phốt" chính là Nhật Nguyệt quyền trượng, món vũ khí nổi tiếng trong môn phái Thiếu Lâm. Trong lịch sử có rất nhiều món vũ khí đặt biệt được tạo ra với nhiều hình dạng kích thước khác nhau nhằm vào những mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên để sáng tạo, đôi lúc các nhà thiết kế cũng phải "tối tạo" một chút để thử nghiệm. Nhật Nguyệt Quyền Trượng chính là một trong những món vũ khí "tối tạo" ấy. Nhật Nguyệt Quyền Trượng - Món vũ khí nổi tiếng của giới tăng lữ Trung Quốc Món vũ khí nổi tiếng gắn liền với các nhà sư, luôn nổi tiếng với sức sát thương rất lớn trong các câu truyện võ thuật nhưng liệu món vũ khí này có thật sự hiệu quả đến vậy? Cấu tạo gồm 3 phần, phần thân và 2 đầu là 2 phần vũ khí. Một đầu là một lưỡi liềm tượng trưng cho Nguyệt (Trăng), đầu còn lại là một lưỡi đao khá giống với lưỡi rìu tượng trưng cho Nhật (Mặt trời). Về cân nặng thì các tài liệu không ghi chép rõ ràng nhưng đa phần đều chỉ ra rằng đây là loại vũ khí rất nặng. Thậm chí, 2 đầu vũ khí đều là thép, do đó, phần thân của quyền trượng cũng phải được thiết kế chắc chắn để chịu được sức nặng từ 2 đầu thép. Trong các bài quyền cho thấy rằng đây là vũ khí có cách sử dụng tương tự như trường côn, nhưng liệu nó có thật sự hiệu quả? Liệu các võ sư có thể "múa" với một cây quyền trượng thật, với 2 đầu là 2 khối thép nặng? Đầu tiên thiết kế, việc cả 2 đầu đều có thể sử dụng không phải là điều quá xa lạ trong cách sử dụng các loại vũ khí dài. Nhưng ở đây lại có vấn đề về việc thiết kế. Đầu hình mặt trăng (Nguyệt) hoàn toàn có thể sử dụng tốt trong việc đâm hay gạt vũ khí khí của đối phương. Còn đầu đao (Nhật) thì hoàn toàn là một vấn đề khác. Mặc dù có thể được thiết kế cho các động tác đâm, chém, nhưng cách sắp đặt góc độ lưỡi thì việc tao ra một đòn đâm hay một đòn chém hoàn chỉnh là điều không thể. Đối chiếu với thương giáo, để có một đòn đâm hoàn chỉnh thì chiều dài lưỡi phải có độ dài nhất định và thiết kế phải thuôn dài. Ở đây Nhật Nguyệt Quyền Trượng lại không có những điều đó. Lưỡi đao của nhật nguyệt quyền trượng có hình dạng giống như lưỡi rìu và với thiết kế như thế thì hoàn toàn không thể tạo ra được một nhát đâm tốt. Với một đòn đâm thì lực càng lớn diện tích càng nhỏ sẽ dễ dàng đâm xuyên hơn là một bản đao to bự. Với những đòn chém thì ta lại có vấn đề khác. Đáng lý ra với thiết kế giống lưỡi rìu thì sẽ tạo ra những đòn chém hiệu quả, nhưng vấn đề ở đây lại nằm ở góc đặt lưỡi đao. Với rìu thông thường được đặt lưỡi vuông góc 90 độ với tay cầm để khi vung sẽ tao ra lực lớn nhất có thể. Còn ở đây lưỡi được đặt thẳng cùng chiều với trượng, phần lưỡi để tạo ra lực cắt không hề nằm ở góc sẽ tạo ra nhiều lực nhất. Trọng lượng cũng là vấn đề cần lưu ý đến, nhất là khi các tài liệu đều nói rằng đây là vũ khí nặng. Vì khi vũ khí có trọng lượng quá nặng sẽ khó xoay sở tốn nhiều sức lực hơn bình thường. Ở trên chiến trường sẽ cần một dạng vũ khí linh hoạt và hạ địch nhanh nhất có thể chứ không phải dạng vũ khí không có độ linh hoạt và khó sử dụng. So sánh với 2 loại vũ khí nặng nổi tiếng nhất là Thanh Long Đao và Phụng Tiên Họa Kích, thiết kế lưỡi của 2 món vũ khí này lại có thể dễ dàng thực hiện các động tác đâm, chém, thậm chí còn khai thác được sức nặng từ chính những món vũ khí này. Những khuyết điểm trong sản xuất Để phục vụ trên chiến trường, các loại vũ khí phải đạt được những tiêu chí sau: rẻ, dễ sản xuất và dễ sử dụng. Trong khi chỉ nhìn vào phần cấu tạo của Nhật Nguyệt Quyền Trượng, đã có thể thấy đây là một món vũ khí khá phức tạp để sản xuất, chưa nói đến việc sản xuất hàng loạt. Và điều này hoàn toàn không thích hợp trong môi trường chiến tranh khi từng cân sắt từng cây gỗ đều phải được tiết kiệm hết mức có thể để tạo ra thật nhiều vũ khí cho binh lính. Chưa kể, để có thể chịu được 2 đầu thép Nhật và Nguyệt, phần thân của Nhật Nguyệt Quyền Trượng phải được thiết kế chắc chắn để chống chịu. Do đó, trọng lượng của món vũ khí này lại bị đội lên tối đa. Tuy là thế nếu nhìn theo hướng ưu điểm về món vũ khí này, đây sẽ là vũ khí khá thích hợp để thị uy và trấn áp. Phần lưỡi bán nguyệt có thể sử dụng để móc đè đối phương, phần lưỡi dao có thể dùng để đập để gây sát thương. Ở mức độ dùng trên chiến trường thì đây không phải là vũ khí thích hợp nhưng đối với các nhà sư thì đây vẫn là vũ khí có thể sử dụng để thị uy trước đối phương, nhất là khi luật của họ là không sát hại chúng sinh. Thật sự mà nói, vào thời đại trước, thấy một ông võ tăng to như hộ pháp, lại vác cây quyền trượng trăm cân múa quyền thì chẳng có ai muốn dây vào đâu. Nhìn cảnh vị võ tăng với thân hình hộ pháp như Lỗ Trí Thâm, lại cầm thêm cây quyền trượng trăm cân, chắc chắn dù nghi vấn, chẳng ai dám thử sức với quyền trượng Đây thực sự là món vũ khí rất khó để sử dụng hay gần như không thể dùng được khi ở trên chiến trường nhưng ở mức độ thành thị thì có thể vẫn có khả năng. Nhưng do nó quá khó để sử dụng nên món vũ khí này theo thời gian không còn xuất nữa mà chỉ còn lại trong các bài quyền thuật hiện nay.
| |
|
Total comments: 1 | |
| |